Bitget App
Giao dịch thông minh hơn
Mua CryptoThị trườngGiao dịchFuturesSao chépBot‌Earn
Kiến thức giao dịch
Quản Lý Rủi Ro Khi Giao Dịch Spot Tiền Điện Tử

Quản Lý Rủi Ro Khi Giao Dịch Spot Tiền Điện Tử

Người mới
2022-10-25 | 5m
Chúng ta đã thấy cách 90% nhà giao dịch thua lỗ. Nguyên nhân không phải là vì họ có chiến lược tồi; họ chỉ đơn giản thiếu một kỹ năng thiết yếu nhất trong giao dịch, đó chính là quản lý rủi ro. Đối với một nhà giao dịch tiền điện tử, quản lý rủi ro nên là kỹ năng bạn cần học đầu tiên trước khi tìm hiểu về bất kỳ chiến lược nào khác. Việc không có khả năng quản lý rủi ro sẽ khiến bạn thua lỗ cực nhanh trong quá trình giao dịch hàng ngày của mình và thậm chí có thể thổi bay tài khoản của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn những cách quản lý rủi ro khi giao dịch spot (giao ngay).

Những đặc điểm của thị trường spot (giao ngay) tiền điện tử

Nhưng đầu tiên, hãy bàn về những đặc điểm của thị trường Spot.
Trên thị trường Spot (giao ngay), một tài sản có thể được giao dịch theo tỷ giá hiện có trên thị trường. Giao dịch được thanh toán "ngay" sau khi lệnh của người mua người bán đã khớp hoàn toàn trên thị trường tiền điện tử. Một thị trường Spot cần phải có người mua, người bán và sổ lệnh.
Sau đây là một số đặc điểm riêng của thị trường Spot:
- Việc bàn giao tài sản được thực hiện ngay lập tức (giao ngay) và không trì hoãn.
- Việc định giá của các công cụ tài chính sẽ xác định giá giao dịch tại thời điểm bắt đầu thanh toán theo tỷ lệ giao ngay hiện tại của thị trường.
- Thêm vào đó, tiền được chuyển tức thì.
Các bài viết có liên quan:

Những rủi ro tiềm ẩn khi giao dịch spot tiền điện tử

Hãy cùng điểm qua một vài rủi ro có thể xảy ra khi tham gia giao dịch tiền điện tử trên thị trường spot.
- Giá của chúng biến động rất mạnh bởi bản chất không ổn định cùng với việc tâm lý thị trường thay đổi đột ngột. Việc các đồng tiền điện tử tăng/giảm hàng trăm hay thậm chí hàng nghìn USD xảy ra rất thường xuyên.
- Do bản chất phi tập trung, tiền điện tử hiện không bị kiểm soát bởi chính phủ hay các ngân hàng trung ương.
- Chúng được giám sát bởi giao thức internet ngang hàng vì được thiết kế ban đầu với mục đích thoát khỏi tầm ảnh hưởng của chính phủ.
- Tiền điện tử là tiền số, nghĩa là chúng rất dễ bị tổn hại bởi hacker, lỗi con người và các lỗi về kỹ thuật.
- Chúng có thể bị ảnh hưởng bởi việc phân nhánh (fork) hay ngừng giao dịch: Hard fork và ngừng giao dịch là các mối nguy liên quan đến giao dịch tiền điện tử. Khi hard fork diễn ra, chúng ta có thể sẽ không thể giao dịch nếu thị trường cơ sở không cung cấp được giá chính xác. Hard fork làm gia tăng mức độ biến động của giá.

Các chiến lược quản lý rủi ro khi giao dịch Spot tiền điện tử

Bạn có lẽ đã biết điều này: Một trong những quy tắc quan trọng nhất trong giao dịch chính là đừng bao giờ giao dịch với số tiền bạn không thể để mất. Giao dịch bằng tiền vay mượn là không nên bởi điều này sẽ làm bạn hoảng loạn và thua lỗ nhanh chóng trong quá trình cố gắng kiếm tiền để trả nợ. Một quy tắc khác chính là: đừng bao giờ dùng hơn 1-3% vốn tài khoản của bạn cho một giao dịch. Vậy, chúng ta sẽ áp dụng những quy tắc này như thế nào? Chúng tôi đề xuất các chiến lược dưới đây.
Giao dịch ít mà chất lượng.
Các nhà giao dịch vào lệnh quá nhiều thường sẽ đánh mất cả thời gian lẫn tiền bạc. Chìa khoá của lợi nhuận trong giao dịch chính là ưu tiên chất lượng hơn số lượng. Không phải khi nào thị trường cũng ủng hộ bạn. Có thể thấy giao dịch lướt sóng phù hợp khi thị trường đang bình ổn, trong khi giao dịch trung hạn lại đặc biệt hiệu quả khi có những xu hướng lớn.
Dùng đòn bẩy thấp
Bởi vì khả năng gia tăng kích thước lệnh cùng với việc tạo điều kiện cho nhà giao dịch mở lệnh Long/Short, giao dịch ký quỹ được sử dụng vô cùng rộng rãi. Tuy nhiên, nếu sử dụng đòn bẩy quá cao, các giao dịch của bạn sẽ không có đủ thời gian để tăng trưởng trong khi số tiền đầu tư ban đầu của bạn lại có thể mất tất cả nếu đóng vị thế.
Mặc dù một số sàn giao dịch cung cấp đòn bẩy lên đến 100x, chỉ cần giá đi ngược hướng 1% là bạn đã cháy tài khoản. Hợp lý nhất là tận dụng đòn bẩy 3x, nó cho phép bạn gia tăng lợi nhuận của mình và đồng thời cũng cho bạn một vị thế khá an toàn để thoát các giao dịch thua lỗ.
Cắt Lỗ + Chốt Lời
Lệnh cắt lỗ của một vị thế được thực hiện khi giá giảm xuống một rào cản cụ thể. Lệnh chốt lời, ngược lại, sẽ đóng vị thế khi giá chạm một mức giá nhất định. Cả hai chiến lược này đều quản lý rủi ro tốt, cắt lỗ ngăn chặn bạn tiếp tục một giao dịch không có lợi nhuận trong khi chốt lời cho phép bạn thoát vị thế trước khi thị trường đảo chiều.
Những nhà giao dịch sử dụng cắt lỗ thường sẽ có lợi nhuận tốt hơn những người không dùng. Đặt cắt lỗ trong các giao dịch giúp bạn quản lý rủi ro của mình hiệu quả hơn bởi bạn biết rõ mình có thể sẽ mất bao nhiêu với từng giao dịch.
Khi xem biểu đồ, hãy để ý các mức kháng cự và hỗ trợ, từ đó lên kế hoạch giao dịch trước. Đặt mục tiêu chốt lời sau khi tính toán tỷ lệ Rủi Ro : Lợi Nhuận. Khi có những xu hướng mạnh, nhà giao dịch có thể gia tăng vị thế của mình hoặc khoá mức lợi nhuận bằng cách thoát dần vị thế.
Khối Lượng Vị Thế
Khối Lượng Vị Thế xác định số coin/token mà nhà giao dịch sẵn sàng mua bất kỳ lúc nào. Bởi vì thị trường tiền điện tử rất biến động và cơ hội kiếm được lợi nhuận là cực cao, phần lớn nhà giao dịch đều cố gắng đầu tư 50-100% tài khoản của mình để kiếm lời, điều này khiến họ đối mặt với nhiều rủi ro tài chính, đặc biệt khi giao dịch đó đi sai hướng.
A = ((Kích Thước Tài Khoản* Rủi Ro Mỗi Giao Dịch) / (Giá Vào Lệnh – Giá Cắt Lỗ)) * Giá Vào Lệnh
Giả sử chúng ta muốn mua BTC bằng USDT với mục tiêu chốt lời là $30,000, các thông số sẽ như sau:
Số Tiền Muốn Đầu Tư: $10,000
Rủi Ro Mỗi Giao Dịch: 1%
Giá Vào Lệnh: $23,500
Giá Cắt Lỗ: $19,500
Vậy số tiền vào lệnh của chúng ta sẽ là:
A= ((10,000 * 0.01) / (23,500 – 19,500)) * 23,500 = $587.5
Số tiền đầu tư lý tưởng cho giao dịch này là $587.5. Tuy nhiên, do đã cài Cắt Lỗ, chúng ta sẽ chỉ mất 1% tài khoản nếu giá giảm xuống mức cắt lỗ.
Risk/ Reward Ratio (Tỷ Lệ Rủi Ro/Lợi Nhuận)
Tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận so sánh lợi nhuận tiềm năng với rủi ro liên quan. Trong giao dịch, mức lợi nhuận của một vị thế luôn gia tăng cùng với rủi ro. Hiểu về tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận giúp bạn đưa ra quyết định có nên vào lệnh không, và giao dịch nào có vẻ không lợi nhuận. Tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận được tính toán như sau:
RRR = (Giá Mục Tiêu – Giá Vào Lệnh) / (Giá Vào Lệnh – Giá Cắt Lỗ)
Lấy ví dụ trước đó:
Giá vào lệnh: $23,500
Giá cắt lỗ: $19,500
Giá mục tiêu (chốt lời): $30,000
Tỷ lệ của chúng ta sẽ là:
R = (30,000 – 23,500) / (23,500 – 19,500) = 1.62 hay 1:1.62
Tỷ lệ 1:1.62 là tốt. Nhà giao dịch không nên tham gia các giao dịch có tỷ lệ dưới 1:1.

Bitget cung cấp giao dịch Spot và giao dịch lưới Spot hoàn toàn miễn phí

Chọn một sàn giao dịch tốt là điều rất quan trọng khi giao dịch Spot, đặc biệt với những sàn có ưu đãi miễn phí giao dịch, điều này đảm bảo bạn không chỉ có thể kiếm lợi nhuận mà còn tránh được những tổn thất tiềm ẩn đến từ các khoản phí giao dịch đắt đỏ. Đây là lý do Bitget ra mắt ưu đãi Miễn phí giao dịch spot (bao gồm cả lưới spot nhằm cung cấp cho bạn một trải nghiệm giao dịch liền mạch trên thị trường spot mà không cần quan tâm đến chi phí.
Bitget mong muốn hỗ trợ những nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm với khối lượng giao dịch lớn, đồng thời cung cấp cho người mới những phương tiện để giao dịch và kiếm lợi nhuận từ thị trường thông qua việc miễn chi phí và những lợi ích mới để khuyến khích họ nắm giữ, giao dịch và kiếm tiền.
So sánh giữa Bitget và các sàn giao dịch khác
Quản Lý Rủi Ro Khi Giao Dịch Spot Tiền Điện Tử image 0

Kết Luận

Chúng tôi đã hướng dẫn bạn các cách để quản lý rủi ro hiệu quả cũng như tránh những tổn thất lớn khi tham gia giao dịch spot tiền điện tử. Giao dịch tiền điện tử thật ra không quá phức tạp nếu bạn có thể quản lý rủi ro của mình một cách hiệu quả thông qua việc nắm bắt điểm vào - điểm và hạn chế giao dịch quá nhiều.
Tham gia giao dịch tất cả các cặp spot trên Bitget hoàn toàn MIỄN PHÍ!
Quản Lý Rủi Ro Khi Giao Dịch Spot Tiền Điện Tử image 1
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này chỉ dành cho mục đích giáo dục và không được xem là lời khuyên đầu tư. Bạn nên tham khảo các chuyên gia trước khi thực hiện bất kỳ quyết định tài chính nào.