Bitget App
Giao dịch thông minh hơn
Mua CryptoThị trườngGiao dịchFuturesSao chépBot‌Earn
Blockchain
Sự hội tụ của các thế giới: Xu hướng trỗi dậy của các ứng dụng Web3 trong Web2

Sự hội tụ của các thế giới: Xu hướng trỗi dậy của các ứng dụng Web3 trong Web2

Người mới
2023-10-18 | 5m

Bài viết này trình bày tổng quan cơ bản về Web3 cũng như các quy tắc của nó, nêu ra những trở ngại của việc tích hợp Web3 vào cơ sở hạ tầng hiện có, giới thiệu một số nỗ lực nổi bật ở thời điểm hiện tại trong việc hợp nhất Web3 với Web2 và đưa ra một số gợi ý cho tương lai.

TÓM TẮT

- Internet đã trải qua một chặng đường dài kể từ khi ra đời, phát triển từ các trang web tĩnh của Web1 đến các trải nghiệm động và tương tác trên mạng xã hội với sự ra đời của Web2. Hiện tại, một làn sóng đổi mới đang quét qua thế giới kỹ thuật số dưới dạng Web3.

- Web3 được định hướng bởi các nguyên tắc phi tập trung, bảo mật và sự riêng tư, hứa hẹn sẽ định hình lại cách chúng ta tương tác và giao dịch trực tuyến.

Sự phát triển của Web3 và các quy tắc cốt lõi

Trung tâm của Web3 là một tập hợp các nguyên tắc cốt lõi tạo nên triết lý và phân biệt Web3 với những phiên bản trước đó. Đầu tiên là tính phi tập trung, một nguyên tắc trụ cột của Web3. Nguyên tắc phi tập trung có thể hiểu là một kiến trúc mạng mà ở đó quyền kiểm soát được phân phối cho những người tham gia thay vì cho các cơ quan tập trung. Thay đổi hướng đến tính phi tập trung được thúc đẩy bởi mong muốn về sự minh bạch hơn, chống kiểm duyệt và giảm sự phụ thuộc vào các bên trung gian được tin cậy.

Bảo mật là một nguyên tắc quan trọng khác của Web3. Trong những năm qua, nhiều vụ xâm phạm dữ liệu nghiêm trọng và sự cố tấn công đã phơi bày các lỗ hổng của các nền tảng tập trung và dấy lên nghi ngờ về bảo mật thông tin người dùng của những nền tảng này. Web3 tìm cách giảm thiểu những rủi ro này bằng việc tận dụng các công nghệ phi tập trung như blockchain, cung cấp mức độ bảo mật cao hơn thông qua các thuật toán mật mã và cơ chế đồng thuận phân tán, từ đó đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của các tương tác trực tuyến.

Web3 cũng rất chú trọng đến quyền riêng tư. Khi thế giới ngày càng kết nối và mọi người dành nhiều thời gian trực tuyến hơn, lượng dữ liệu mà các chính phủ và những gã khổng lồ công nghệ Web2 có thể thu thập cho mục đích giám sát đã tăng lên. Những tiết lộ gần đây về các chương trình giám sát mạng xã hội do chính phủ Hoa Kỳ thực hiện đã dấy lên những lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật của người dùng mạng. Điều này càng làm nổi bật sự cần thiết có một cách tiếp cận tập trung hơn và chú trọng đến quyền riêng tư của người dùng cho mục đích giao tiếp trực tiếp và lưu trữ dữ liệu. Web3 giải quyết điều này bằng cách cho phép người dùng có quyền kiểm soát dữ liệu tốt hơn và chỉ định người có quyền truy cập thông tin của mình. Các công nghệ và giao thức tăng cường quyền riêng tư đang được phát triển để người dùng có thể truy cập ẩn danh và bảo vệ danh tính kỹ thuật số của họ.

Rào cản khi tích hợp Web3

Việc tích hợp Web3 vào các hệ thống Web2 hiện tại đều có những cơ hội và thách thức. Ngoài những lợi ích tiềm năng hấp dẫn thì vẫn còn những trở ngại không hề nhỏ cần vượt qua để mọi người thấy được tiềm năng của việc tích hợp Web3.

Một trong những thách thức chính của việc tích hợp Web3 là giáo dục và tạo sự thích ứng cho người dùng. Chuyển từ môi trường Web2 quen thuộc sang Web3 yêu cầu người dùng phải hiểu các khái niệm mới, phức tạp và chuyên ngành như mạng phi tập trung, blockchain và ví kỹ thuật số. Việc giáo dục người dùng về lợi ích và chức năng của các công nghệ Web3 là rất quan trọng để nó được chấp nhận rộng rãi, nhưng con đường không dễ dàng vì các phương tiện truyền thông chủ yếu đề cập đến những hạn chế của công nghệ này mà không thảo luận về tiềm năng và lợi ích của chúng. Ngoài ra, cần phát triển hơn nữa các giao diện thân thiện với người dùng và nâng cao trải nghiệm trực quan để thu hẹp khoảng cách giữa người dùng và các hệ thống phi tập trung phức tạp.

Một thách thức lớn khác trong việc tích hợp Web3 là khả năng mở rộng và duy trì hiệu suất cao. Các mạng blockchain, được ví như “xương sống” của Web3, phải đối mặt với những vấn đề như thông lượng giao dịch thấp, độ trễ cao. Khi có nhiều người dùng và ứng dụng tham gia mạng, khả năng mở rộng trở thành một yếu tố quan trọng cần cân nhắc. Các giải pháp như giao thức layer 2, sidechain, sharding, v.v. đang được khám phá để giải quyết thách thức về khả năng mở rộng và đảm bảo trải nghiệm người dùng mượt mà.

Hơn nữa, cần phải cân nhắc các yếu tố về pháp luật và quy định pháp lý do tính phi tập trung của Web3 và các tác động tiềm ẩn của nó đối với hệ thống tài chính và xã hội. Vì tính phi tập trung của Web3 có tiềm năng làm mất quyền kiểm soát của các tổ chức và phá vỡ cơ sở hạ tầng hiện tại, các chính phủ và cơ quan quản lý đang tìm cách quản lý và điều chỉnh không gian mới nổi này.

Các ví dụ thực tiễn về tích hợp Web3 vào Web2

Khi Web3 ngày càng được sử dụng nhiều, chúng ta thấy ​các ví dụ thực tế về việc tích hợp nó vào các ứng dụng Web2. Những ví dụ này minh chứng cho tiềm năng và tính thực tế của việc hợp nhất các quy tắc phi tập trung của Web3 vào cơ sở hạ tầng hiện có của Web2. Hãy cùng khám phá một số trường hợp sử dụng tiêu biểu.

Brave Browser và Basic Attention Token (BAT)

Brave Browser là một trong những ví dụ có sớm nhất và nổi bật nhất về sự hợp nhất giữa Web3 và Web2. Brave, một trình duyệt web tập trung vào quyền riêng tư, tích hợp các quy tắc Web3 để nâng cao trải nghiệm duyệt web. Nó tích hợp Basic Attention Token (BAT), một token tiện ích được xây dựng trên Ethereum, cho phép quảng cáo minh bạch và công bằng hơn. Người dùng có thể chọn xem các quảng cáo tôn trọng quyền riêng tư và nhận phần thưởng token BAT hoặc thưởng cho nội dung họ thích bằng BAT. Sự tích hợp này giúp kiểm soát quyền riêng tư trực tuyến của người dùng tốt hơn, đồng thời trả thưởng xứng công bằng cho những người sáng tạo nội dung.

Tích hợp Twitter và Web3 bùng nổ sau khi Musk tiếp quản

Kể từ khi mua lại, Musk đã quyết tâm biến Twitter thành một "siêu ứng dụng", cung cấp cho người dùng nhiều loại dịch vụ bao gồm nhắn tin, ngân hàng và du lịch. Vào tháng 03/2023, Musk nói rằng Twitter có thể trở thành "tổ chức tài chính lớn nhất thế giới" tại hội nghị nhà đầu tư Morgan Stanley. Quan hệ hợp tác với eToro kể từ tháng 04/2023 là một bước quan trọng để thực hiện ý định này, với tầm nhìn của Musk về việc tăng cường sự tập trung của Twitter vào lĩnh vực tài chính. Theo thoả thuận, eToro sẽ cung cấp trực tiếp các dịch vụ giao dịch tiền điện tử và các tài sản khác cho người dùng Twitter. Khi người dùng Twitter tìm kiếm các thẻ rút tiền như $BTC, họ sẽ được báo giá theo thời gian thực cho những tài sản này và được chuyển hướng đến nền tảng eToro để đầu tư vào chúng.

Dù việc tích hợp eToro vẫn còn khá hạn chế, nhưng sau khi Musk tiếp quản, Twitter đã mở rộng nền tảng để hợp tác với nhiều nhà phát triển bên thứ ba, cho phép họ chạy DApp của mình trên nền tảng mạng xã hội.

Mask Network, một nền tảng nhằm mục đích kết nối Web3 và Web2, đã giới thiệu khái niệm Initial Twitter Offering (ITO). Dù ITO hoạt động với cùng một cơ chế như Initial DEX Offering (IDO) nhưng nó cho phép bất kỳ người dùng Twitter nào mua token mà không cần rời Twitter. Người dùng thậm chí có thể mua token bằng cách sử dụng một loạt các loại tiền điện tử phổ biến như USDT, DAI, USDC, BUSD, ETH,... ITO tận dụng cơ sở người dùng hiện có và sự đơn giản dễ dùng của Twitter để mang đến một cổng kết nối truy cập vào thế giới Web3 và tài chính phi tập trung.

Ngoài ITO, Mask Network còn cung cấp các tính năng hỗ trợ giao dịch tiền điện tử trực tiếp trên Twitter. Các giao dịch của bạn sẽ được hỗ trợ bởi các DEX lớn nhất như UniSwap, SushiSwap, 0x, PancakeSwap và QuickSwap,... Việc hoán đổi rất đơn giản bằng cách di chuyển và tìm các biểu tượng tiền điện tử, nhập ký hiệu của chúng vào thanh tìm kiếm, hoặc chuyển tới thanh Menu của Twitter ở bên trái. Khi người dùng ở trong giao diện hoán đổi, họ có thể chọn token và DEX họ thích, nhập số tiền và kết nối ví để hoàn tất quá trình hoán đổi. Sự tích hợp này cho phép người dùng trên Twitter giao dịch tiền điện tử một cách nhanh chóng mà không cần di chuyển sang nền tảng khác, góp phần xóa nhòa đi ranh giới giữa Web2 và Web3.

Ngoài ra người dùng còn có thể xác minh quyền sở hữu hình đại diện Twitter của họ dưới dạng NFT bằng cách sử dụng dữ liệu trên chuỗi, tính năng này tăng thêm sự chắc chắn và xác thực trong không gian Web3. Để sử dụng tính năng này, người dùng chỉ cần kết nối ví, chọn NFT làm ảnh đại diện, chỉnh sửa nếu cần và lưu các thay đổi. Sau khi xác nhận thay đổi, một banner sẽ xuất hiện, thông báo cho người dùng rằng quyền sở hữu NFT của họ đã được xác minh thông qua dữ liệu trên chuỗi. Sự tích hợp này đã cho thấy tiềm năng của Web3 trong việc nâng cao trải nghiệm người dùng và cung cấp khả năng định danh kỹ thuật số có thể xác minh trong các nền tảng Web2.

Web3Auth và Web3 Social Login

Một thách thức lớn đối với người dùng Web3 là quy trình thiết lập các ví điện tử tương đối phức tạp và yêu cầu phải lưu trữ các cụm mật khẩu an toàn. Web3Auth giải quyết vấn đề này bằng cách tích hợp các phương thức đăng nhập truyền thống, như đăng nhập với các kênh mạng xã hội, đăng nhập Web3. Người dùng có thể sử dụng các tài khoản mạng xã hội như Google, Facebook hoặc Twitter để tạo và bảo mật ví tiền điện tử, từ đó giúp loại bỏ các bước tìm hiểu về ví kỹ thuật số và quản lý thông tin ví điện tử riêng biệt. Khi một ví tiền điện tử được liên kết với mạng xã hội, các thiết bị của người dùng sẽ kết hợp với các yếu tố khác để quản lý các cặp khóa của họ theo nhiều cách khác nhau. Để sử dụng ví, người dùng chỉ cần cung cấp ít nhất 2 yếu tố chứng minh quyền sở hữu, hoạt động tương tự như xác thực hai yếu tố (2FA) đã rất quen thuộc. Hệ thống cung cấp các tùy chọn phục hồi khóa và không phụ thuộc vào nền tảng cụ thể, cũng như chống lại việc kiểm duyệt. Web3 Social Login cho phép người dùng có những trải nghiệm mượt mà nhất trong không gian Web3 mới này.

Nhìn về tương lai

Cầu nối giữa Web2 và Web3 có nhiều hứa hẹn. Khi công nghệ tiếp tục phát triển, chúng ta có thể mong đợi một tương lai nơi mà ranh giới giữa các ứng dụng tập trung và phi tập trung bị xóa nhòa. Việc tích hợp các tính năng Web3 vào các nền tảng Web2 sẽ hỗ trợ cho người dùng tăng cường bảo mật, bảo vệ quyền riêng tư và mở ra các cơ hội đổi mới.

Tuy nhiên, để đạt được tầm nhìn này thì cần sự hợp tác từ nhiều phía. Tiếp tục nghiên cứu và phát triển, sự cộng tác giữa các dự án blockchain và quan hệ đối tác với các nền tảng Web2 sẽ thúc đẩy sự phát triển của Web3. Bằng cách giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng, tăng cường khả năng tương tác, điều chỉnh khung pháp lý, thúc đẩy giáo dục và nâng cao nhận thức người dùng, chúng ta có thể mở đường cho một hệ sinh thái internet mới, phi tập trung, trao quyền cho người dùng và toàn diện hơn.

Khi điều hướng những thách thức và cơ hội của việc kết nối Web2 và Web3, duy trì cam kết tuân thủ các nguyên tắc phi tập trung, quyền riêng tư, bảo mật và trao quyền cho người dùng là điều cần thiết. Bằng cách nắm bắt những giá trị này, chúng ta có thể tạo dựng một tương lai nơi mà các cá nhân có toàn quyền kiểm soát các hoạt động kỹ thuật số của họ, và các công nghệ phi tập trung sẽ đóng vai trò nền tảng cho một xã hội minh bạch và công bằng hơn.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Các thông tin trong bài viết này chỉ nhằm mục đích tham khảo. Bài viết này không cấu thành sự đảm bảo cho bất kỳ sản phẩm và dịch vụ nào được thảo luận hoặc lời khuyên về đầu tư, tài chính hoặc giao dịch. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định tài chính nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia.