Bitget App
Giao dịch thông minh hơn
Mua CryptoThị trườngGiao dịchFuturesSao chépBot‌Earn
Niêm yết mới
Tiền điện tử có an toàn không? 4 mẹo cần biết để tránh lừa đảo tiền điện tử

Tiền điện tử có an toàn không? 4 mẹo cần biết để tránh lừa đảo tiền điện tử

Người mới
2022-08-30 | 5m

Chán nản khi không phải là coin thủ bởi vì bạn lo lắng về sự an toàn của tiền điện tử? Dưới đây là 4 mẹo để bạn có thể phát hiện ra lừa đảo trong tiền điện tử! Sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ không trở thành một bậc thầy về tiền điện tử, nhưng chắc chắn bạn sẽ tránh được một số mánh khóe lừa đảo phổ biến trong thị trường này.

HÃY CHÚ Ý ĐẾN NƠI BẠN LƯU TRỮ TIỀN ĐIỆN TỬ

Trước khi mua tiền điện tử lần đầu thông qua các sàn giao dịch, OTC hoặc ATM Bitcoin, bạn nên xem xét một số lựa chọn lưu trữ tiền điện tử cho mình. Có một vài lựa chọn phổ biến sau.


Sàn giao dịch tiền điện tử

Ví nóng

Ví lạnh

Ưu điểm

Tốt cho người thường xuyên giao dịch

Dễ sử dụng

Dễ dàng truy cập vào các Dapps khác nhau

Phi tập trung

Mức độ bảo mật cao nhất

Nhược điểm

Rủi ro hack

Rủi ro hack

Chi phí phần cứng

Lời khuyên

Tìm kiếm các sàn giao dịch đáng tin cậy

Giữ khóa riêng tư của bạn an toàn

Giữ khóa riêng tư của bạn an toàn

Ví dụ

Bitget

Trust, Exodus, Metamask

Ledger, Trezor

Bạn có thể sử dụng kết hợp những lựa chọn trên khi đề cập đến các giải pháp lưu trữ tiền điện tử. Bất kể bạn đã chọn phương án nào, có một vài bước bạn nên thực hiện:

- Đầu tiên, luôn bật xác thực hai yếu tố bất cứ khi nào có thể

- Thứ hai, tránh bấm vào các liên kết đáng ngờ (Email Lừa đảo)

- Thứ ba, viết khóa riêng tư của bạn ra ngoài (tránh lưu trực tuyến hoặc chụp ảnh) và giữ chúng an toàn.

NOT YOUR KEY, NOT YOUR COIN - KHÔNG GIỮ KHÓA, KHÔNG GIỮ TIỀN

Nếu bạn đã quyết định sử dụng ví kỹ thuật số, bạn cần nhớ một quy tắc vàng trong tiền điện tử: "NOT YOUR KEY, NOT YOUR COIN", tức bạn không giữ khóa thì tiền trong ví của bạn cũng không được đảm bảo. “KEY" đề cập đến các khóa riêng tư của ví, được sử dụng để truy cập vào tiền của bạn. Nguyên tắc chung là bạn KHÔNG BAO GIỜ chia sẻ khóa riêng tư của mình với bất kỳ ai.

Nếu bạn đảo ngược quy tắc này, bạn sẽ hiểu MỌI NGƯỜI đang thèm muốn khóa riêng tư của bạn. Tin tặc và kẻ lừa đảo sẽ tìm cách dụ dỗ bạn để lộ khóa riêng tư theo nhiều cách khác nhau; Dưới đây là một số cách phổ biến:

- Trang web mạo danh: Một số tin tặc sẽ tạo ra các trang web liên quan đến tiền điện tử giả mạo, chẳng hạn như sàn giao dịch điện tử, giao thức DeFi, ví tiền điện tử, ... Một số hacker khác có thể quảng cáo các trang web mạo danh trên Google Ad. Vì vậy, bạn luôn cần kiểm tra lại URL trang web trước khi nhập bất kỳ thông tin nào.

- Email/nhóm cộng đồng lừa đả Tin tặc sẽ gửi email/tin nhắn lừa đảo trên các phương tiện truyền thông để thu hút thông tin của bạn, chẳng hạn như khóa riêng tư. Bọn chúng thường sẽ giả mạo danh tính của tổ chức có tiếng về tiền điện tử đã được thành lập. Những kẻ lừa đảo này thường sẽ chạy ICO và chương trình tặng quà giả mạo nhằm chiếm được khóa riêng tư của bạn.

Nói chung, không có tổ chức, giao thức hoặc cộng đồng nào yêu cầu thông tin đăng nhập hoặc khóa riêng tư của bạn để phát hành airdrop hoặc gửi tiền. Do đó, bạn KHÔNG BAO GIỜ được cung cấp thông tin của mình bất kể bạn nhận được yêu cầu đó từ kênh nào.

NGHIÊN CỨU, NGHIÊN CỨU VÀ NGHIÊN CỨU – PUMP AND DUMP SCHEME (MÔ HÌNH BƠM XẢ)

Chúng ta hãy chuyển sang hình thức lừa đảo tinh vi hơn. Nếu bạn đã tham gia thị trường được một thời gian, có lẽ bạn đã nghe nói về thuật ngữ " Pump and dump scheme" - Mô hình Bơm và Xả.

Thuật ngữ này thường đề cập đến một nhóm những kẻ lừa đảo thao túng sự tăng giá của một tài sản và thu hút những người mới đầu tư vào do FOMO (Fear of Missing Out – Sợ bỏ lỡ cơ hội).

Sau đó, chính nhóm đó sẽ bán ra một lượng lớn token, thường sẽ làm cho giá token giảm cực mạnh - dẫn đến việc các token đang nắm giữ của người mới trở nên vô giá trị.

Để đảm bảo bản thân không bao giờ rơi vào những trò lừa đảo này, bạn nên luôn luôn thực hiện thẩm định của chính bạn để nghiên cứu và đầu tư vào những gì bạn hiểu. Tránh đầu tư dựa trên "thông tin nội bộ" hoặc FOMO.

NẾU CÁI GÌ ĐÓ QUÁ TỐT ĐỂ TRỞ THÀNH SỰ THẬT, CHẮC HẲN VẬY – RUG PULLS

Một trò lừa đảo phổ biến khác là rug-pull (kéo thảm). Giống như pump and dump scheme, rug pull cũng sẽ làm bạn mất tiền. Sự khác biệt ở đây là cách thức thực hiện.

Trong khi những kẻ lừa đảo bằng pump and dump thường mua một lượng lớn token cụ thể với giá thấp, những kẻ lừa đảo bằng rug pull, chính là nhóm phát triển dự án, sẽ rút thanh khoản của token, khiến các nhà đầu tư không thể bán ngay từ đầu.

Rug pull thường xảy ra trong Defi như sàn giao dịch phi tập trung (DEX), nơi những kẻ lừa đảo niêm yết coin/token của họ và ghép thanh khoản nó với một token blue-chips. Một khi đã có đủ số lượng nhà đầu tư bị lừa vào pool thanh khoản. Dev/scammer sẽ rút toàn bộ tiền và đẩy giá về 0.

Vậy làm thế nào để tránh rug pull? Bạn phải hiểu liệu dự án bạn đang đầu tư có là "Không thể rug pull". Đọc whitepaper, xem liệu nhóm phát triển đã từ bỏ quyền sở hữu (renounce) hợp đồng của token hay chưa, xem liệu có một vài ví nắm giữ phần lớn token hay không.

TỔNG KẾT

Bạn sẽ khó có thể hành động sai lầm khi đã tìm hiểu và học hỏi trước khi đầu tư. Trên thực tế, việc bạn đang đọc bài viết này có nghĩa là bạn đang học đầu tư đúng cách. Khi gặp một cơ hội hiếm có, bạn nên luôn dành thời gian để nghiên cứu nền tảng của các dự án: Tìm hiểu thêm về nhóm phát triển, công nghệ, lộ trình và những tổ chức nào đang hỗ trợ dự án.